• Công ty CP Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Mỹ

TIN TỨC - SỰ KIỆN

24/12/2023

Hệ thống cảng thấm dịch COVID-19

5 tháng đầu năm, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 244 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua. Rõ ràng, đại dịch COVID – 19 đang ngấm dần vào hoạt động của hệ thống cảng

5 tháng đầu năm, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 244 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua. Rõ ràng, đại dịch COVID – 19 đang ngấm dần vào hoạt động của hệ thống cảng
 

Tàu Ymwellspring sức chở hơn 14 ngàn TEUs cập cảng TCIT.
NHIỀU CHUYẾN TÀU PHẢI CẮT GIẢM
 
Báo cáo từ Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết, 5 tháng đầu năm, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt hơn 44 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, hàng container đạt hơn 2,6 triệu TEUs, tăng 11%. Tuy nhiên, theo các DN cảng biển đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu chuyên chở các mặt hàng xuất khẩu đi châu Âu, châu Mỹ giảm mạnh, các mặt hàng chủ lực như: may mặc, giày da dự báo giảm hơn 50% đơn hàng. Thậm chí, một số chủ hàng nước ngoài còn hủy những đơn hàng đã ký hợp đồng trước đó và chưa có thông báo về kế hoạch ký lại.
 
Tại cụm cảng Cái Mép-Thị Vải (CM-TV), theo đánh giá của Hiệp hội cảng biển Việt Nam, 2 tháng gần đây cảng vắng, sản lượng và lượt tàu đều giảm. Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Kinh doanh cảng TCIT cho biết: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng hóa vận chuyển tại khu vực CM-TV đến các thị trường châu Âu, Mỹ đều bị ảnh hưởng. Nhiều chuyến dịch vụ phải bỏ chuyến hoặc khai thác 1 tuần/chuyến thì nay phải 2 tuần/chuyến. Riêng TCIT trước đây bình quân khai thác từ 8-9 tuyến dịch vụ/tuần, thì chỉ còn 6-7 tuyến/tuần.
 
Đặc biệt là các cảng liên doanh thuộc khu vực CM-TV, hàng hóa càng không khả quan, mức giảm khoảng 30% so với cùng kỳ. Dự báo, trong năm 2020, kết quả sản xuất kinh doanh của các DN cảng biển sẽ sụt giảm khoảng 40% so với năm 2019. 
 
Dự báo của các DN cảng cho rằng, thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu hiện đang chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19. Do đó, dự kiến trong những tháng tới nếu dịch COVID-19 chưa được kiểm soát tại châu Âu, Mỹ thì DN cảng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
 
THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DN
 
Nhìn từ chiều hướng tích cực, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho rằng,  hiện Quốc hội đã thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) mở ra hy vọng cho sự phục hồi của hoạt động hàng hải nếu có hiệu lực ngay trong năm nay. Tại những cảng nước sâu như cụm cảng CM-TV có tàu đi thẳng châu Âu sẽ đón nhận cơ hội lớn với sự gia tăng sản lượng của các mặt hàng: thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng nông sản (gạo, rau quả...). Ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng: “Kể từ ngày đầu tiên EVFTA có hiệu lực, việc cắt giảm thuế quan sẽ áp dụng cho 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam và 71% hàng nhập khẩu của EU từ Việt Nam. Cộng với tình hình một số nước châu Âu đang bắt đầu dỡ bỏ giãn cách xã hội, tất cả các yếu tố đó sẽ thúc đẩy thương mại giữa hai bên”.
 
Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho các DN cảng biển, vừa qua đại diện Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đã kiến nghị Bộ GT-VT xem xét điều chỉnh nâng giá tối thiểu bốc xếp container tại cảng cho phù hợp với tình hình chung, bảo đảm cho các DN cảng phát triển bền vững. Về vấn đề này, Bộ GT-VT đã yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 54/2018 trong đó tiếp tục tăng có lộ trình đối với giá dịch vụ xếp dỡ container và sửa đổi, bổ sung biểu khung giá hoa tiêu, lai dắt hàng hải, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao neo cho phù hợp với thực tế, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN, khắc phục được các vướng mắc hiện nay.
 
Ông Nguyên Xuân Kỳ, Phó tổng Giám đốc cảng CMIT cho biết: Lượng hàng qua CM-TV đang sụt giảm mạnh khi 2 mặt hàng chủ lực là: may mặc, giày da giảm hơn 50% đơn hàng. Các chủ hàng thông báo, những người mua phía châu Âu, châu Mỹ còn hủy những đơn hàng đã ký hợp đồng trước đó và không có kế hoạch cụ thể về việc ký lại. Vì vậy, dự báo, từ tháng 5 trở đi, nhịp tăng trưởng hàng hóa qua cảng biển sẽ “đứt gãy”, các DN cảng sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn.
 
Bài, ảnh: THỤY NHIÊN
 
http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/202006/he-thong-cang-tham-dich-covid-19-901677/